Phân tích các dự án tiềm năng trên Arbitrum (Phần 1)

2 năm trước

Arbitrum đã hoàn thành đợt airdrop rất lớn của mình vào ngày 23/03/2023, rất nhiều nhà đầu tư đã nhận được khoản lợi nhuận lớn sau đợt airdrop này. Nhiều người tin rằng, Arbitrum sẽ còn tiếp tục bùng nổ và thu hút dòng tiền, vì vậy, đầu tư vào các mảnh ghép trong hệ sinh thái Arbitrum là điều nên làm. Trong bài viết này, anh em cùng mình tìm hiểu về những dự án mảnh ghép tiềm năng trong hệ sinh thái Arbitrum nhé!

Phân tích các dự án tiềm năng trên Arbitrum (Phần 1)

DEX trên Arbitrum có khá nhiều dự án tên tuổi như Sushi, Uniswap, Curve, Balancer… Tuy vậy, vì chúng ta đang đầu tư vào những dự án tiềm năng và mang tính bản địa, trong phạm vi bài viết này, mình sẽ chủ yếu nói về Camelot, Arbitrum Exchange, Ramses Exchange và Vela Exchange.

Camelot

Camelot hiện đang là dự án AMM hàng đầu trên Arbitrum với TVL đạt mốc hơn 111 triệu USD. Dự án được fork từ Uniswap.

Một số điểm nổi bật của dự án

Camelot được xây dựng như một AMM kép, tức nó hỗ trợ cho giao dịch hoán đổi dạng thông thường (tương tự Uniswap, SushiSwap…) và đồng thời hỗ trợ cho giao dịch các stablecoin hoặc các Wrap Token ổn định (tương tự Curve…).

Camelot cũng sử dụng một khái niệm là dynamic directional fees để thiết lập phí trên giao thức của mình. Dynamic directional fees cho phép giao thức linh hoạt trong việc thiết lập các cơ chế fees khác nhau cho từng pool hoặc cho từng tác vụ (mua và bán). Điều này sẽ cho phép các dự án liên kết với Camelot có thể đưa ra tuỳ chỉnh để phục vụ đúng nhu cầu tạo thanh khoản.

Camelot giới thiệu một cách tiếp cận thanh khoản hoàn toàn mới dựa trên các Staked Positions NFT (spNFT).Cơ chế hoạt động của spNFT - Nguồn: Camelot

Mình sẽ giải thích kĩ hơn về spNFT và cách nó vận hành: 

Đầu tiên, người dùng sẽ cung cấp thanh khoản vào các pool trên Camelot và đổi lại họ sẽ nhận về các spNFT. Mỗi spNFT sẽ có các thông tin thể hiện về số lượng (giá trị) token LP đã được gửi vào, APY, thời gian khóa… Chủ sở hữu spNFT sẽ chính là người sở hữu giá trị LP đã cung cấp + phần yield được nhận trong tương lai. Đến hết thời hạn khoá, phần LP và yield sẽ được unlock.

Cách làm này có một số ưu điểm sau:

  • Cho phép người cung cấp thanh khoản lựa chọn chiến lược phù hợp với bản thân (khoá LP 1 tháng, 3 tháng…)
  • Tăng tính linh hoạt cho nhà cung cấp thanh khoản: Khi cần, họ có thể chuyển nhượng spNFT cho người khác và lấy lại phần thanh khoản trước thời hạn nếu muốn, đổi lại, phần yield trong tương lai sẽ thuộc chủ sở hữu mới.

Bên cạnh đó, spNFT cũng góp phần giúp người sở hữu nó tạo ra thêm lợi nhuận thông qua Nitro Pool. Nitro Pool là các pool có thời hạn cố định, được tạo ra để nhận các spNFT từ người dùng, sau đó trả cho người dùng thêm một phần lợi nhuận. Mỗi một Nitro Pool sẽ được thiết lập các thông số như: loại LP được tham gia staking, mã token dùng để thưởng cho người dùng, thời hạn staking…

Tokenomics

Token của Camelot là GRAIL, có tổng cung tối đa là 100.000 token, tổng cung hiện tại là 74.000 token, lưu hành 9.419 token. Vốn hoá của dự án đang ở mức 29 triệu USD.

Token Grail của Camelot có các tính năng sau:

  • Staking: Anh em khi staking GRAIL sẽ nhận về xGRAIL. xGRAIL không thể chuyển nhượng, được sử dụng để quản trị và holder xGRAIL cũng sẽ được chia một phần fee từ giao thức cùng nhiều lợi ích khác
  • Rewards: GRAIL được dùng làm phần thưởng incentive của giao thức.
  • Farming, cung cấp thanh khoản,...

xGRAIL

Có thể nói xGRAIL là cơ chế khuyến khích người dùng staking GRAIL của giao thức. Với người dùng sở hữu xGRAIL, họ có thể phân bổ phần xGRAIL của mình vào các plugin tùy chọn như:

  • Dividends: khi phân bổ xGRAIL vào plugin này, holder sẽ nhận được một phần fee từ giao thức.
  • Yield Booster: tăng APR đối với phần spNFT mà holder sở hữu.
  • Launchpad: tham gia các đợt mở bán trên Camelot (tương tự như IDO, IFO…)
  • Camelot & Community Additional Plugins: khi phân bổ vào đây, xGRAIL của holder sẽ được dùng sao cho bất kỳ giao thức/người dùng nào cũng có thể tận dụng phần vốn này => là một plugin mang tính tùy biến cao.

Cơ chế chia phí của giao thức

Như anh em có thể thấy, phần lớn fee (60%) sẽ được chia cho các LP. Đây cũng là cách mà Camelot thu hút thanh khoản về cho giao thức.

Treasury sẽ được hưởng lợi thứ 2 với 22.5% phần phí được chia. Phần phí này sẽ được phân phối lại cho những người hold xGrail.

12.5% sẽ dành để mua lại và đốt GRAIL. Cuối cùng, 5% dành cho các Core Contributors (team dev).

Từ những thông tin nói trên trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy:

  • Token Grail có một buy-demand khá tốt: Khi LP trên Camelot kiếm được càng nhiều phí => thu hút càng nhiều thanh khoản => trader sử dụng Camelot càng nhiều => fee tiếp tục tăng… => Phần thưởng cho xGrail Holder sẽ tăng nhiều hơn => nhiều người mua và staking GRAIL => GRAIL tăng giá tốt hơn.
  • Dự án có dành một phần doanh thu để mua và đốt GRAIL. Mặc dù không lớn, tuy vậy, đây cũng là một cách để giảm phát token tốt trong trung và dài hạn.
  • Một trong những điểm thú vị là dự án có chia 5% cho Core Contributors, tức team phát triển. Theo mình điều này khá tốt, khi sẽ tạo ra động lực cho team gắn bó và phát triển dự án tốt hơn.

Nhận xét tổng quan về Camelot

  1. Sản phẩm tốt, đội ngũ mặc dù ẩn danh nhưng vẫn làm rất tốt trong câu chuyện xây dựng, phát triển sản phẩm, marketing và tạo ra cộng đồng người dùng trung thành cho dù dự án chỉ mới phát triển.
  2. Tokenomics được thiết kế hợp lý, đóng góp tốt cho việc phát triển giao thức (trong việc thu hút thanh khoản từ các LP) đồng thời vẫn hạn chế được lạm phát trong trung và dài hạn.
  3. Dự án có vốn hoá mới chỉ ở mốc 29 triệu USD, còn khá nhiều tiềm năng với một native-dex của một hệ sinh thái.

Arbitrum Exchange

Tương tự như Camelot, Arbitrum Exchange cũng là một fork từ Uniswap. Mặc dù thời gian ra mắt cũng chỉ mới gần đây (Q1 2023), Arbitrum Exchange cũng đã thu hút được một lượng TVL lên đến hơn 127 triệu USD (số liệu ngày 30/03/2023, theo DefiLlama).

Một số điểm nổi bật của dự án

Arbitrum Exchange phát triển dự án theo hướng Real Yield, tức doanh thu sẽ được tạo ra từ các hoạt động kinh doanh của dự án. Cụ thể, trong 0.25% phí thu trên mỗi giao dịch, Arbitrum sẽ phân bổ 0.05% cho các LPs và 0.2% cho các ARX Stakers.

Tokenomics

ARX là mã token của dự án, có tổng cung 20 triệu token, được phân bổ như sau:

Từ những thông tin trên, mình rút ra một số nhận xét sau:

  • Arbitrum Exchange đang có chiến lược tập trung vào việc phát triển Real Yield, khi hầu như toàn bộ lợi nhuận đều được chuyển đến cho người staking ARX. Cách làm này sẽ khuyến khích được nhiều người mua và staking ARX, tuy vậy lại kém thu hút các nhà cung cấp thanh khoản hơn so với Camelot.
  • Tokenomics thể hiện có 87,1% token được dùng cho Liquidity Incentive. Đây là một lượng phát thải rất lớn và nó sẽ khá mâu thuẫn với hướng đi Real Yield mà dự án nhắc đến ban đầu.
  • Sản phẩm dự án không có quá nhiều điều nổi bật, ít sự cải tiến và đơn thuần là một bản fork.
  • Giao diện của Arbitrum Exchange cũng khá sơ khai.

Ramses Exchange

Ramses là một mô hình ve (3,3) DEX lấy cảm hứng từ Solidly của Andre Cronje. Anh em có thể tìm hiểu thêm về Solidly tại các bài viết này:

Một số điểm nổi bật của dự án

Ramses sẽ có 2 nhóm thanh khoản:

  • vrAMM: là pool hỗ trợ giao dịch các loại tài sản biến động như ETH, ARB… Với pool này, đường cong giá sẽ sử dụng công thức x*y=k.
  • crAMM: là pool hỗ trợ giao dịch các loại tài sản ổn định như stablecoin, các Wrap Token… Đường cong giá của pool sử dụng công thức x^3y + y^3x = k.

Các sản phẩm chính của Ramses cũng tương tự như 1 AMM điển hình:

- Swaps: mua/bán các loại token.

- Voting:

Một trong những mục tiêu để các dự án/người dùng mua và sở hữu veRAM chính là quyền vote emission cho các Pool mà họ muốn. 

Ví dụ: trong epoch đầu tiên, giả sử có 5.000.000 RAM được phân phối cho các LPs trên giao thức. Nếu 10% số phiếu bầu qua veRAM phân bổ cho pool vAMM của cặp USDC/WETH => pool này sẽ nhận được 500.000 RAM trên tổng RAM được phân bố.

=> Các dự án có pool thanh khoản trên Ramses sẽ chính là những người mong muốn sở hữu nhiều veRAM nhất để mang về lợi ích cho pool thanh khoản của mình.

- Bribing

Đây là một tính năng điển hình của các giao thức hoạt động theo mô hình ve(3,3). Có 2 dạng “hối lộ” chính, gồm:

  • Vote Bribes: người dùng/giao thức có thể hối lộ “quyền vote” của mình cho các LPs, đổi lại họ sẽ nhận được một phần lợi nhuận chia sẻ.
  • Gauge Bribes: đây sẽ là hình thức hối lộ trực tiếp veRAM cho giao thức (uỷ quyền) để họ có thể sử dụng.

- Vesting: là sản phẩm cho khoé khoá RAM nhận veRAM.

- LP Staking: Người cung cấp thanh khoản phải staking LP Token mới nhận được phí. Khi càng nhiều phiếu bầu được phân bổ cho Pool, càng nhiều RAM sẽ được thưởng cho LPs.

Tokenomics

RAM là token của giao thức, có tổng cung tối đa là 500 triệu token, tổng cung hiện tại là 205 triệu token. 

  • Migration-1%: Phần thưởng dành cho moSOLID. 
  • LGE-4%: Sử dụng để làm sự kiện tạo thanh khoản. 
  • Team-10%: Dành để thưởng cho đội ngũ phát triển. 
  • Ecosystem Incentives-10%: Dùng để khuyến khích hệ sinh thái. 
  • veRAM Partner-15%: Dành cho các đối tác, giao thức nắm giữ nhiều veRAM. 
  • Emissions-60%: Phát thải theo mô hình ve(3,3).

RAM được sử dụng để khuyến khích thanh khoản, quản trị giao thức và phần thưởng phát thải.

Nhận xét

  1. Ramses đã sử dụng một mô hình AMM khác hoàn toàn so với 2 đối thủ còn lại khi lấy ý tưởng từ model ve(3,3).
  2. Flywheel của dự án đến từ việc luôn có nhiều hơn những người khoá RAM để lấy veRAM và tận dụng quyền biểu quyết của veRAM để thu về lợi nhuận lớn hơn cho pool thanh khoản của mình.
  3. Tuy nhiên, lượng phát thải trong tương lai còn khá nhiều. Đây sẽ là yếu tố anh em cần cân nhắc.

Mảng Lending còn khá ít dự án native chất lượng. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ tập trung vào phân tích dự án top 1 trên Arbitrum hiện tại là Radiant.

Radiant Capital

- Xem thêm: Radiant Capital (RDNT) – Dự án Lending Protocol hoạt động trên Arbitrum

Radiant là giao thức lending phát triển theo hướng cross-chain. Mục tiêu của giao thức là cho phép người dùng dễ dàng thế chấp một tài sản trên chuỗi A và vay tài sản khác trên chuỗi B. Radiant đã ra mắt V2, sử dụng LayerZero OFT (Omnichain Fungible Token) thay vì ERC-20 RDNT Token như V1 để tăng khả năng tương tác chuỗi chéo.

Tổng quan về Radiant V2 - Nguồn: Radiant

Hiện tại, Radiant chủ yếu hoạt động trên 2 chain là Arbitrum và BNB Chain.

Giao thức sẽ vận hành như sau: Người dùng có thể deposit tài sản thế chấp, sau đó vay tài sản. Để kết thúc khoản vay, người dùng cần trả lại số tiền vay và lãi vay. Trong trường hợp khoản vay bị biến động dưới ngưỡng thanh lý, khoản vay có thể bị thanh lý.

Fee giao thức sẽ được chia theo tỷ lệ 15% cho DAO, 25% cho các Lender và 60% thuộc về các dLP (mình sẽ giải thích kĩ hơn ở phần sau). 

Radiant cũng cho phép người dùng cung cấp thanh khoản để cho vay, đổi lại họ sẽ nhận lại được phần thưởng từ dự án (token RNDT).

Người cho vay sẽ có 2 lựa chọn với RDNT nhận được từ Radiant: 

  • Vest until completion: Cho phép RDNT được trả dần và người dùng nhận toàn bộ số lượng token thưởng.
  • Exit early: Nhận ngay RDNT token bằng cách chịu 50% tiền phạt.

Một trong những điểm khá đặc biệt của Radiant là việc sử dụng dLP (dynamic LP - thanh khoản động). 

Khi người dùng cung cấp thanh khoản vào giao thức, họ có thể nhận được yield cơ bản (Natural Market Rates) hoặc thêm cả một phần RDNT khuyến khích từ giao thức.

Phần màu đỏ thể hiện Natural Market Rates, trong khi phần màu xanh ở dưới thể hiện RDNT Emission từ giao thức

Mình sẽ lấy ví dụ cụ thể:

Người dùng A: Gửi 1 triệu USDC trên Radiant và có 0 USDC trong dLP bị khoá thì họ chỉ kiếm được APY cơ bản trên Natural Market Rates.

Người dùng B: Gửi 1 triệu USDC trên Radiant và bị khoá 5% (50.000 USDC) dLP. Khi đó, người dùng này đủ điều kiện nhận được thêm RDNT Emission từ giao thức.

=> Đây là cách Radiant tạo ra lượng thanh khoản khóa trong dài hạn để đảm bảo cung cấp và phát triển thanh khoản cho giao thức. Với 60% phí trên giao thức thuộc về các dLP, sức hấp dẫn là không thể chối từ. Tuy vậy, anh em cần lưu ý hầu hết phần fee này sẽ được trả bằng RDNT. Về ngắn hạn, flywheel nói trên tạo ra sức hút thanh khoản tốt cho giao thức, tuy nhiên có thể dẫn đến việc lạm phát RDNT trong tương lai.

Radiant hiện đang cung cấp 2 nhóm thanh khoản dLP:

  1. Balancer trên Arbitrum với 80% RDNT và 20% ETH.
  2. PancakeSwap trên BSC với 50% RDNT và 50% BNB.

Anh em có thể thêm thanh khoản vào 2 nhóm này để nhận dLP => nhận về RDNT khuyến khích thanh khoản từ giao thức.

Bên cạnh đó, Radiant cũng có một tính năng khá hay mang tên là 1-click loop. 

1-Click Loop sẽ cho phép người dùng tăng giá trị tài sản thế chấp bằng cách tự động hoá chu kỳ gửi - vay nhiều lần. Mức đòn bẩy tối đa của phương pháp này là 5 lần.

Tokenomics

RDNT là native token của dự án, có tổng cung 1 tỷ token, hiện đang lưu hành hơn 204 triệu token. RDNT có các use-case chính là quản trị DAO, phần thưởng cho các nhà cung cấp thanh khoản, sử dụng làm phí giao thức.

  • Incentives – Người vay và Người cho vay: 50%
  • Incentives – Pool 2: 20%
  • Thành viên cốt lõi và Hệ sinh thái: 7%
  • Team: 20%
  • Kho bạc: 3%

Lịch mở khoá của RDNT - Nguồn: Radiant

Tình hình hoạt động của dự án

Tổng quan TVL trên Radiant - Nguồn: DefiLlama (04/04/2022)

Cùng với sự bùng nổ của narrative về Layer-2 và Arbitrum, TVL trong Quý 1 2023 của Radiant cũng tăng khá mạnh, đạt hơn 436,25 triệu USD, trong đó TVL chủ yếu nằm trên Arbitrum với hơn 308 triệu USD.

Anh em có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn trên Radiant khá cao với lượng cho vay đạt đến 262,86 triệu USD, tương đương với khoảng 60%.

Nhận xét

  • Radiant vẫn đang là dự án lending top 1 trên thị trường với sản phẩm chỉnh chu và hoạt động hiệu quả.
  • Dự án có một số điểm nổi bật để thu hút thanh khoản như cơ chế dLP.
  • Trong dài hạn, RDNT sẽ có thể phải chịu áp lực bán từ những “whale” đã cung cấp thanh khoản trên giao thức từ sớm => Anh em nếu muốn đầu tư cần timing thời điểm thích hợp.
  • Tiềm năng trong tương lai của dự án là còn nhiều khi vốn hoá chỉ mới ở mức xấp xỉ 70 triệu USD.

Như vậy, trong phần này, mình đã phân tích cho anh em các dự án nổi bật và tiềm năng trong 2 mảng DEX và Lending mà anh em có thể theo dõi trên hệ Arbitrum trong thời gian tới.

Trong Phần 2, mình sẽ phân tích thêm các mảnh ghép các như Derivatives (phái sinh), NFT Marketplace… Anh em đừng quên follow dan để nhận thêm nhiều bài viết chất lượng từ tụi mình nhé!

Poseidon

Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:

Xem nguồn bài viết